A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2019-2024 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2019-2024

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC

PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2019- 2024

VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

 

A. CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

Căn cứ Luật Giáo dục năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009; Điều lệ trường mầm non(Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BGD&ĐT ngày 24/12/2015);

 Căn cứ Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020; Nghị quyết số 29, Khóa XI của BCH TW Đảng vể “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”;

Căn cứ Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non;

Căn cứ Nghị quyết số 01-NQ/ThU ngày 13/10/2015Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ thành phố về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2015 – 2020; Nghị quyết số 46-NQ/ĐU ngày 10/01/2019, Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ phường Tân Phong về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2019;

            I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Thực trạng

          Trường mầm non Tân Phong được chia tách từ trường mầm non Hoa Hồng theo Quyết định số 361/2005/QĐ – UBND ngày 06/07/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu, thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Lai Châu. Địa điểm trường đặt tại tổ dân phố 11 Phường Tân Phong

2. Thuận lợi

Trong những năm qua, nhà trường luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao của các cấp Uỷ Đảng, chính quyền địa phương, Phòng GD&ĐT Thành phố, sự đồng thuận của các thế hệ CMHS cùng với sự đoàn kết của tập thể CB, GV, NV, trường MN Tân Phong đã phát triển toàn diện về mọi mặt. Tháng 12/2015 nhà trường vinh dự được đón bằng công nhận trường MN đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, Năm  học 2010 – 2011, nhà trường hoàn thành công tác kiểm định chất lượng, được Sở Giáo dục và Đào tạo Lai Châu đánh giá đạt cấp độ ba. Đây là tiền đề quan trọng để nhà trường xây dựng chiến lược phát triển trong giai đoạn sau với mục tiêu tiếp tục củng cố vững chắc tiêu chuẩn trường đạt chuẩn quốc gia, trường đạt tiêu chuẩn chất lượng kiểm định giáo dục mức độ 3, không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện .

3. Khó khăn

Dân số tăng cơ học nhanh và cục bộ ở tại một số tổ dân phố trên địa bàn phường nên còn một số ít các nhóm, lớp số lượng trẻ còn tương đối đông; Việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của một số ít giáo viên có mặt còn hạn chế.

 

                                                            C. KÉ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2019- 2024 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

            I/ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC NĂM HỌC 2018- 2019

1. Quy mô trường  lớp:

- Tổng số lớp: 16 lớp trong đó nhà trẻ 03 lớp; mẫu giáo 13 lớp

- Tổng số học sinh: 517 trong đó: Học sinh nhà trẻ: 86 trẻ; Học sinh mẫu giáo: 431 trẻ

2. Chất lượng chăm sóc giáo dục:

* Kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng: Tổng số trẻ được theo dõi sức khoẻ trên biểu đồ tăng trưởng: 517/517 = 100%

+ Số trẻ PTBT về cân nặng: 510/517= 98,6%;  Số trẻ PTCHBT về cân nặng: 3/517 = 0,06% ; Số trẻ suy dinh dưỡng về cân nặng: 4/517 = 0,08%

+ Số trẻ PTBT về chiều cao: 513/517= 99,2%; Số trẻ thấp còi: 4/517= 0,08%

* Kết quả giáo dục

 Kết quả hội thi bé khỏe bé ngoan

          + BKBN cấp trường: 463/517 = 89,5%

+ BKT cấp trường: 336/431 = 78%.

 Kết quả nghiệm thu chất lượng cuối năm

          + Nhà trẻ: 80/86 = 93%;  Mẫu giáo: 429/431 = 99,5%.

+  Trẻ mẫu giáo 5 tuổi: 147/147 = 100% (Giỏi: 145, khá: 01, Đạt yêu cầu: 01).

3. Về đội ngũ

- Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên: 47 trong đó: BGH: 03 đ/c, giáo viên: 37;  Nhân viên: 7 ; Trình độ giáo viên: ĐH: 27;CĐ :06; TC: 04

- Đánh giá chuẩn NN giáo viên Mầm non: Tổng số 40 đ/c. Trong đó loại : Tốt - 18 Đ/c; Khá - 20 Đ/c; Đạt - 02 Đ/c.

-  Đánh giá cuối năm Nghị định 56: Tổng số 40 đ/c  Trong đó loại: Xuất sắc: 11, Tốt: 29.

- Số GVDG các cấp 22/37. Trong đó cấp tỉnh - 05 Đ/c; cấp thành phố - 06 Đ/c; cấp trường 11 đ/c GV còn hạn chế về KTCM, PPGD: 0 Đ/c.

- Tổng số Đảng viên: 29/47; Tổng số nhà giáo là đảng viên: 26/40.

4. Cơ sở vật chất:

- Tổng số phòng học: 14 Nhóm lớp có phòng vệ sinh khép kín; Phòng học chức năng: 01 ( GDAN);  Đồ dùng thiết bị dạy học: 16/16 nhóm lớp có đầy đủ

- Sân chơi ngoài  trời có đầy đủ các bộ đồ chơi liên hoàn, đa năng theo đúng quy định

-Có nhà bếp đảm bảo xây dựng thiết kế 1 chiều

- Có nhà để xe cho CBGVNV trong nhà trường

2. Nhận xét, đánh giá;

2.1. Điểm mạnh

  • - Đội ngũ CB,GV đều có trình độ đạt chuẩn trở lên; Trong đó tỷ lệ trên chuẩn là 94.4%, tỷ lệ đảng viên 26/41=63.%.

   - Tỷ lệ giáo viên, nhân viên hiện nay đảm bảo đủ biên chế theo quy định.

   - Nhà trường đã bồi dưỡng được một đội ngũ CB, GV, NV có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt, cơ bản đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong nhà trường. 100% CB, GV, NV có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn, nhiều giáo viên tích cực bồi dưỡng lý luận chính trị, quản lý giáo dục, quản lý nhà nước

   - Ban Giám Hiệu có ý thức trách nhiệm cao trong công việc được giao, biết tổ chức, xây dựng kế hoạch để thực hiện các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn;

   - Chất lượng học sinh

  +  Quy mô lớp và học sinh ngày càng phát triển; Tỷ lệ huy động trẻ 3-5 tuổi  tuổi 100%,  tỷ lệ nhà trẻ 25-36 tháng trên 35% trỏ lên.

  + Thực hiện nghiêm túc chuyên môn, bám sát nội dung chương trình Giáo dục Mầm non mới 100%: tỷ lệ Bé chăm đạt: 87%. BKBN đạt: 84%. BKT:đạt 80% ; trẻ PTBT căn nặng và chiều cao đạt từ: 98%

+ Cơ sở vật chất: Tổng diện tích khuôn viên trường 6.974,9m2, có đầy đủ phòng học và phòng chức năng đáp ứng được công tác chăm sóc giáo dục trẻ

- Thành tích: Nhiều năm trường đạt danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến và xuất săc, Bằng khen, Cờ đơn vị thi đua của UBND Tỉnh; chi bộ và các tổ chức công đoàn, Đoàn thanh niên dều đạt trong sạch vững mạnh

2. Điểm hạn chế

Tỷ lệ bé chăm chưa có sự chuyển biến; Chất lượng các hội thi chưa được nâng cao và đổi mới.

Một số giáo viên chưa chủ động tích cực trong việc tự hoc tự bồi dưỡng; trong khâu giao tiếp, ứng xử trao đổi chưa được linh hoạt, mền dẻo, khéo léo.

          2.3. Nguyên nhân hạn chế

          * Nguyên nhân khách quan:

          3.1. Nguyên nhân khách quan

Tại một số thời điểm thời tiết không thuận lợi, số trẻ nghỉ ốm còn tương đối nhiều phần nào ảnh hưởng đến tỷ lệ trẻ chuyên cần ra lớp.

 Số lượng học sinh trên nhóm lớp còn đông

          * Nguyên nhân chủ quan:

Công tác tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh của một số giáo viên chưa thường xuyên, chưa hiệu quả trong các dịp nghỉ lễ, đặc biệt là trong 1 số thời điểm thời tiết không thuận lợi.

Một số giáo viên chưa thật chủ động, sáng tạo trong việc trang trí nhóm lớp và tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Việc rèn nền nếp cho trẻ ở 1 số lớp chưa thường xuyên.

Việc tham mưu xây dựng nội dung bồi dưỡng chuyên môn của các tổ chuyên môn đôi lúc chưa thực sự hiệu quả. Việc tự học, tự bồi dưỡng của một số đồng chí giáo viên còn chưa mang tính chủ động cao, chưa thật thường xuyên

Việc đổi mới, tăng cường hiệu lực trong quản lý còn có giải pháp chưa mang tính đột phá. Việc kiểm tra giám sát của ban giám hiệu, của chuyên môn, của tổ khối có thời điểm còn ít.

          II.TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG

          1. Môi trường bên trong

          1.1. Điểm mạnh

          Ban Giám hiệu đoàn kết, chỉ đạo điều hành các hoạt động của nhà trường một cách đồng bộ hiệu quả. Biết biết phát huy dân chủ trong trường học. Được sự tin tưởng quý mến của cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường.

          Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, trách nhiệm, yêu nghề, tận tụy trong công việc. Chất lượng chuyên môn nghiệp vụ bước đầu đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, nhiều giáo viên có triển vọng tốt, năng động sáng tạo, mạnh dạn đổi mới tích cực ứng dụng CNTT trong giảng dạy đạt hiệu quả tốt. 100% giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn, phần lớn có năng lực chuyên môn vững vàng, nghiệp vụ sư phạm tốt, yên tâm công tác, sáng tạo, linh hoạt trong thực hiện NV.

          Chất lượng giáo dục từng bước ổn định và dần nâng cao qua từng năm học.

          1.2. Điểm yếu

          Ban giám hiệu: đôi khi còn thiếu quyết liệt trong công tác điều hành. Hiệu quả trong bồi dưỡng giáo viên chưa cao.  

          Tay nghề của đội ngũ giáo viên chưa đồng đều, một số ít giáo viên chưa đầu tư nhiều cho chuyên môn nghiệp vụ, ngại đổi mới.

          Chất lượng các hội thi chưa được nâng cao.

          Cơ sở vật chất: Tuy đã cơ bản đáp ứng được so với hiện tại song chưa đảm bảo như hệ thống sân chơi, trang thiết bị dạy học chưa đồng bộ, hệ thống đường điện và đường nước sử dụng không hiệu quả.

          2. Môi trường bên ngoài:

          2.1. Thời cơ

 

Đảng và Nhà nước coi giáo dục là quốc sách hàng đầu và có nhiều chính sách ưu tiên phát triển giáo dục. Trường luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ chỉ đạo sâu sát của Đảng ủy, chính quyền địa phương, đặc biệt là của UBND Phường Tân Phong và Phòng GD&ĐT Thành phố Lai Châu.

Yêu cầu về chất lượng giáo dục của học sinh và phụ huynh học sinh ngày càng cao. Phụ huynh học sinh rất quan tâm đến việc học tập của con em và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho con em được học tập.

Các phong trào học tập, phong trào dạy học được ngành phát động, triển khai đã phần nào làm thay đổi nhận thức, hành động của Đội ngũ nhà giáo

Trong những năm học gần đây các tổ chức xã hội, các đoàn thể và cá nhân đã tham gia tích cực vào công tác huy động các nguồn lực tạo môi trường giáo dục thuận lợi cho nhà trường.

          2.2. Thách thức:

          Trong thời kỳ hội nhập và phát triển yêu cầu đòi hỏi của xã hội cũng như của gia đình học sinh ngày càng cao về chất lượng giáo dục, đó là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn hội nhập quốc tế.

          Chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý phải đáp ứng tốt các yêu cầu đổi mới giáo dục. Cần có sự bứt phá vươn lên, sự cạnh tranh về chất lượng giáo dục giữa các trường trong thành phố, tỉnh và khu vực. Từng bước khẳng định thương hiệu của nhà trường.

          3. Các vấn đề ưu tiên cần giải quyết trong giai đoạn tiếp theo:

          Duy trì và nâng cao các tiêu chuẩn, tiêu chí trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 và trường chất lượng giáo dục cấp độ 3; Tập trung nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục toàn diện cho trẻ theo quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm”.

          Nâng cao tỷ lệ bé chăm, nâng cao chất lượng các hội thi

          Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên. Ưu tiên xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, CBQL có chất lượng cao, có bản lĩnh chính trị đạo đức vững vàng, đồng thời coi trọng xây dựng đội ngũ nhân viên về ý thức và năng lực chuyên môn phục vụ dạy học, giáo dục, quản lí nhà trường.

            Thực hiện có hiệu quả các phong trào, các cuộc vận động, Tiếp tục khai thác tối đa về ứng dụng CNTT trong dạy học, sử dụng hộp thư điện tử cá nhân, truy cập các trang website để phục vụ cho công tác giáo dục.

           III. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC

          1. Sứ mệnh

          "Tạo dựng môi trường thân thiện, nề nếp, chất lượng cao để mỗi học sinh phát triển hết khả năng của mình”

 

2. Tầm nhìn

     Xây dựng một Đơn vị có tính kỉ luật lao động cao, biết thương yêu hỗ trợ nhau, biết được nhiệm vụ của mỗi cá nhân để tư duy, sáng tạo, làm việc có hiệu quả, trung thực, khách quan trong việc thực thi nhiệm vụ.

          3. Giá trị cốt lõi

          - Đoàn kết, nhân ái trong học tập và cuộc sống.

          - Có tính kiên trì và nhẫn lại;

          - Có lối sống lành mạnh, biết ứng xử tốt trong mọi tình huống;

          - Có lập trường tư tưởng vững vàng, có định hướng nghề nghiệp rõ ràng;

          - Khoẻ mạnh cả về thể chất, tinh thần và trí tuệ.

          4. Phương châm hành động

     "Người học là nhân vật quan trọng của nhà trường, là dòng máu của nhà trường, là nhân tố quyết định sự sống còn của nhà trường"

     " Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai"

      " Hãy dành Tất cả những gì tốt đẹp nhất cho trẻ thơ"

          IV. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC

          1. Mục tiêu chung:

     Không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Nâng cao chất lượng đội ngũ CB, GV, NV đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục. Huy động nguồn lực để phát triển nhà trường. Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, tiến tới tiếp cận với mô hình giáo dục hiện đại, tiêp tục duy trì và nâng cao các tiêu chuẩn tiêu chí của Trường Mầm non đạt Chuẩn Quốc gia mức 2 và chất lượng giáo dục cấp độ 3

          2. Mục tiêu cụ thể:

          2.1. Về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên:

          * Trong giai đoạn 2019-2025, nhà trường phấn đấu đạt các mục tiêu cụ thể về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên như sau:

          - Xây dựng đội ngũ CBGQ, GV, NV đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đáp ứng yêu cầu công việc.

          - Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên được đánh giá khá, giỏi đạt 100%.

  + Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng hàng năm được đánh giá theo Quy định chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường trung học đạt loại xuất sắc.  

  + 100 % giáo viên đạt chuẩn, phấn đấu 100% giáo viên đạt trên chuẩn.

          + 100% giáo viên đạt kết quả BDTX hàng năm từ khá trở lên, trong đó 80% xếp loại xuất sắc.

+ 100% giáo viên đạt trình độ ngoại ngữ bậc 2 và trình độ Tin học trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định

          + 100% giáo viên được công nhận dạy giỏi cấp trường; 60% giáo viên được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố trở lên.

          + 100% nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

     + Phát triển 01 Đảng viên mới hàng năm ; Chi bộ luôn đạt "Chi bộ trong sạch vững mạnh".

  * Đến năm 2030: Cơ bản đạt được các tiêu chí trên, phấn đấu có cán bộ quản lý có bằng Thạc sỹ, 100% Giáo viên đạt trình độ trên chuẩn, 100% giáo viên được công nhận dạy giỏi cấp trường; 70% giáo viên được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố trở lên.

          2.2. Về học sinh:

          * Trong giai đoạn 2019 - 2025, nhà trường phấn đấu đạt các mục tiêu cụ thể về học sinh như sau:

         - Qui mô: Lớp - học sinh/năm học

2019-2020

2020-2021

2021-2022

2022-2023

2023-2024

Số lớp

Số HS

 

Số lớp

Số HS

 

Số lớp

Số HS

 

Số lớp

Số HS

 

Số lớp

Số HS

 

14

450

14

430

13

415

12

390

12

390

     - Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục.

     + 100% các nhóm lớp thực hiện tốt chuyên môn, nội dung chương trình Giáo dục Mầm non mới 100%: đổi mới phương pháp giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, tăng cường công tác rèn kỹ năng sống cho trẻ.

     + Tỷ lệ Bé sạch đạt: 100%. Bé chăm đạt: 90%. BKT: 90% và BKT: 80% trở lên

     + Tỷ lệ Trẻ PTBT về cân năng và chiều cao đạt 98% trở lên.

     + Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi ra lớp đối với  trẻ 3-> 5 tuổi đạt từ 100%, huy động tối đa trẻ tè 25-36 tháng ra lớp tùy theo điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường.     +Chất lượng đạo đức, kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ hàng năm đạt trên 80%.

     + Hàng năm đều có trẻ tham gia thi các hội thi do các cấp phát động đạt từ giải cao

          2.3. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học:

          * Trong giai đoạn 2019-2025, nhà trường phấn đấu đạt các mục tiêu cụ thể về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học như sau:

- Sắp xếp phòng học, phòng làm việc, trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ dạy, học và làm việc đạt chuẩn.

          - 100% phòng học có đủ bàn ghế đạt chuẩn.

          - Xây dựng môi trường sư phạm “Xanh - Sạch - Đẹp- An toàn”

          * Đến năm 2030: Các phòng học, phòng chức năng được tu sửa và nâng cấp các thiết bị phòng học Kímats, các lớp học gắn camera phục vụ công tác quản lý hoạt động dạy và học.

          V. CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC

          1. Các giải pháp chủ đạo

- Thống nhất nhận thức và hành động của tất cả các cán bộ, giáo viên, nhân viên trong toàn đơn vị theo các nội dung của kế hoạch chiến lược. Phát huy đoàn kết, nhất trí cao trong tập thể hội đồng sư phạm để quyết tâm thực hiện được các mục tiêu của kế hoạch chiến lược.

- Xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh trong nhà trường hướng tới các giá trị cốt lõi đã nêu.

- Tranh thủ sự đồng thuận và tăng cường sự gắn kết có hiệu quả giữa nhà trường, gia đình với các cơ quan, đoàn thể doanh nghiệp, nhà tài trợ và cộng đồng.

          2. Các giải pháp cụ thể

          2.1. Đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo

- Kiện toàn cơ cấu tổ chức, phân công bố trí lao động hợp lý, phát huy hiệu quả phù hợp với yêu cầu giảng dạy và năng lực cá nhân.

- Thực hiện phân cấp quản lý theo hướng tăng quyền chủ động cho các đồng chí trong Ban giám hiệu, tổ trưởng tổ chuyên môn, trưởng các đoàn thể trong nhà trường. Nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực chuyên môn cho các giáo viên đảm trách vai trò chủ chốt trong bộ máy tổ chức nhà trường.

- Xây dựng thống văn bản quản lý, ban hành một số quy chế, quy định mang tính đặc thù của đơn vị đảm bảo sự nhất quán theo tinh thần chỉ đạo của Ngành.

          2.2. Bồi dưỡng chất lượng đội ngũ :

    - Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn, tạo điều kiện để giáo viên được giao lưu, học hỏi nâng cao tay nghề.

- Gắn trách nhiệm của từng cá nhân đối với công việc được giao. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ để đáp ứng với yêu cầu công việc của nhà trường trong giai đoạn hiện nay;

- Tổ chức các chuyên đề về giảng dạy, áp dụng các phương pháp dạy tiến tiến theo từng môn học, giúp GV có các kỹ năng soạn giảng cho phù hợp với đối tượng học sinh của từng lớp, từng điểm trường;

- Tạo môi trường làm việc năng động, thi đua lành mạnh, đề cao tinh thần hợp tác và chia sẻ với những điều kiện làm việc tốt nhất để mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên phát huy năng lực cá nhân, cống hiến xây dựng và phát triển nhà trường. Tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, quản lý giáo dục.

- Đầu tư phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên nòng cốt, cán bộ, giáo viên trẻ, trách nhiệm, năng lực... bố trí vào các vị trí chủ chốt của nhà trường.

- Định kỳ đánh giá chất lượng của CB, GV thông qua các tiêu chí về hiệu quả, đóng góp đối với sự phát triển của nhà trường. Trên cơ sở đó thực hiện quy trình đề bạt, khen thưởng xứng đáng đối với những CB, GV có thành tích xuất sắc.

          2.3. Nâng cao chất lượng giáo dục:

- Điều tra, khảo sát và dự báo số lượng, chất lượng học sinh đầu vào để xác định các phương pháp dạy, học thích hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục từng năm học.

- Chủ động trong việc lụa chọn và xây dựng chương trình dạy học bám sát chương trình giáo dục mầm non hiện hành, nâng cao, nội dung giáo dục kĩ năng sống, phát triển năng khiếu cho học sinh. Đa dạng các hoạt động thực hành, trải nghiệm cho học sinh.

- Phối hợp với các tổ chức giáo dục trong và ngoài nhà trường trong việc quản lý và giáo dục học sinh.

          2.4. Sử dụng cơ sở vật chất:

- Tham mưu với  Phòng GD&ĐT và UBND Thành phố có kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất cho đơn vị theo hướng duy trì các tiêu chuẩn trường MN đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 vào năm 2020.

- Ứng dụng tin học trong quản lý của Nhà trường. Các thông tin quản lý giữa các tổ chuyên môn, các bộ phận trong nhà trường trang trường học kết nối, qua hộp thư điện tử và website của Trường.

- Tranh thủ các dự án và sự  hỗ trợ của các tổ chức và Hội CMHS, các nguồn lực bên ngoài cải tạo khuôn viên trường, nâng cấp sân chơi cho học sinh.

2.5. Lập dự toán kế hoạch - tài chính:

- Xây dựng kế hoạch phát triển hàng năm của từng tổ chuyên môn và toàn trường. Trên cơ sở đó lập dự toán kế hoạch tài chính sát với nhu cầu sử dụng.

- Xây dựng cơ chế tài chính theo hướng tự chủ hoạch toán, và minh bạch các nguồn thu, chi.

- Tranh thủ sự hỗ trợ tài chính từ các tổ chức, cá nhân.

            2.6. Chương trình truyền thông, phát triển và quảng bá thương hiệu:

- Đầu tư xây dựng và khai thác có hiệu quả website của Trường.

- Cung cấp các thông tin về hoạt động giáo dục của Trường qua các hội thảo, diễn đàn trao đổi, sách, báo, các tạp chí…

- Khuyến khích giáo viên tham gia vào các sự kiện, các hoạt động của cộng đồng và ngành.

          VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC

          1. Trách nhiệm của Ban giám hiệu:

          - Cụ thể hóa chiến lược phát triển nhà trường trong kế hoạch từng năm học và chỉ đạo thực hiện các mục tiêu chiến lược đã đề ra.

          - Tổ chức triển khai kế hoạch chiến lược tới từng CB, GV, NV và học sinh nhà trường, tuyên truyền rộng rãi kế hoạch tới toàn thể nhân dân trên địa bàn.

          - Hai năm một lần, rà soát đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, có điều chỉnh các tiêu chí cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường và địa phương.

          2. Trách nhiệm của tổ chuyên môn và các đoàn thể trong nhà trường:

          - Căn cứ kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường để xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động từng năm học phù hợp.

          - Tham mưu phân công lao động hợp lý dựa trên nguồn lực, khả năng và trách nhiệm của từng thành viên.

          - Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chiến lược của nhà trường, tham mưu ban giám hiệu nhà trường các giải pháp phù hợp nâng cao hiệu quả thực hiện chiến lược.

          3. Trách nhiệm của đội ngũ giáo viên, nhân viên:

          - Thực hiện kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch chung của nhà trường.

          - Không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Phấn đấu trở thành giáo viên, nhân viên giỏi, mỗi CB,GV,NV phải là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo cho học sinh noi theo.

          - Phát huy tinh thần vượt khó vươn lên, luôn có khát vọng được đóng góp sức mình vào sự phát triển của nhà trường.

          4. Trách nhiệm của ban đại diện cha mẹ học sinh và CM học sinh:

          - Phối hợp với nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục và nuôi dưỡng học sinh.

          - Luôn có những ý kiến tham mưu,đóng góp, giúp đỡ và ủng hộ nhà trường về mọi mặt. Cùng nhà trường hoàn thành các mục tiêu chủ yếu của chiến lược.

          5. Lộ trình thực hiện:

          * Giai đoạn 1 từ năm 2019-2020 đến năm học 2021-2022

          -  Xây dựng kế họach và triển khai kế hoạch chiến lược đến toàn thể cán bộ, giáo viên, CNV

- Tu sửa phần mái thấm dột và sơn lại trường lớp tường rào, hàng năm cải tạo và xây dựng cảnh quan môi trường theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm ( Xây dựng khu vui chơi cát nước, khu vực biển đảo, khu chợ quê cuả bé

          -  Tạo điều kiện cho CBGV,NV tham gia các lớp bồi dưỡng về CM nghiệp vụ, các lớp đào tạo nâng cao trình độ Chuyên môn

          + Phấn đấu: có 95% giáo viên có trình độ trên chuẩn

          + Có từ 03CBGV tham gia lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước

          + Có 85% CBGVNV có chứng chỉ trình độ tin học; và 50% có chứng chỉ Ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc.

     +100% GV đánh giá chuẩn nghề nghiệp GV mầm Non. đạt từ loại khá trở lên trong đó XS; 65% trở lên

     - 100% CBQL đánh giá chuẩn Từ Khá trở lên..

     - 100% CB-GV-NV được đánh giá xếp loại công chức xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ

     -  Phấn đấu tập thể lao động xuất sắc đề nghị UBND tỉnh tặng Bằng khen; Chi bộ và công đoàn, đoàn thanh niên đạt trong sạch vững mạnh

          * Giai đoạn 2 từ năm 2022-2023 đến năm học 2024-2025

           - Phấn đấu 85% CBGV, NV có trình độ trên chuẩn

          + Có từ 05 CBGV tham gia lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước, có chúng chỉ quản lý giáo dục

          + Có 100 % CBGVNV có chứng chỉ trình độ tin học; và 80% có chúng chỉ Ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc.

     +100% GV đánh giá  chuẩn nghề nghiệp GV mầm Non. đạt từ loại khá trở lên trong đó XS; 65% trở lên

     - 100% CBQL đánh giá chuẩn Từ Khá trở lên..

     - 100% CB-GV-NV được đánh giá xếp loại công chức xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ

     -  Phấn đấu hàng năm đều đạt tập thể lao động xuất sắc đề nghị UBND tỉnh tặng Bằng khen;  đến năm học 2023-2024 đề nghị tặng cờ thi đua. Bặng khen của thủ tướng chính phủ Chi bộ và công đoàn, đoàn thanh niên đạt trong sạch vững mạnh

  - Đến năm 2030: Cơ bản đạt được các tiêu chí trên, phấn đấu có cán bộ quản lý có bằng Thạc sỹ, 100% Giáo viên đạt trình độ trên chuẩn, 100% giáo viên được công nhận dạy giỏi cấp trường; 70% giáo viên được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố trở lên.

Các phòng chức năng, phòng học và phòng làm việc được  tu sửa và thay thế trang bị các thiết bị thực hiện nhiện vụ theo hướng đồng bộ và hiện đại, các lớp học gắn camera phục vụ công tác quản lý hoạt động dạy và học.

          VII. KẾT LUẬN

          Kế hoạch chiến lược là một văn bản có giá trị định hướng cho sự xây dựng và phát triển giáo dục của nhà trường đúng hướng trong tương lai; giúp cho nhà trường có sự điều chỉnh hợp lý trong  kế hoạch từng năm học. Kế hoạch chiến lược còn thể hiện sự quyết tâm của toàn thể CB- GV- NV và học sinh nhà trường xây dựng cho mình một thương hiệu, địa chỉ giáo dục đáng tin cậy.

          Trong thời kỳ hội nhập, nền kinh tế, xã hội của đất nước và địa phương có sự phát triển do vậy kế hoạch chiến lược của nhà trường cũng sẽ có sự điều chỉnh và bổ sung. Tuy nhiên bản kế hoạch chiến lược này là cơ sở nền tảng để nhà trường hoạch định chiến lược phát triển giáo dục cho những giai đoạn tiếp theo một cách bền vững.

          VIII. KIẾN NGHỊ

          1. Đối với Uỷ ban nhân dân Thành phố: Quan tâm đầu tư cho nhà trường về cơ sở vật chất và kinh phí tổ chức, hoạt động phù hợp với thực tế của trường.

          2. Đối với phòng GD&ĐT: Tạo điều kiện cho đội ngũ CBQL, GV, NV nhà trường được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trong quản lý và giảng dạy.

          Trên đây là chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2019 – 2025 và định hướng đến năm 2030 của trường MN Tân Phong, trình phòng GD&ĐT phê duyệt.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan
Liên kết
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1
Tháng 04 : 68