SÁNG TẠO TRONG VIỆC LỒNG GHÉP HOẠT ĐỘNG TRÒ CHƠI VÀ HỌC TẬP.

Như các thầy cô đã biết: Học sinh tiểu học có trí thông minh khá nhạy bén, sắc sảo, có óc tưởng tượng phong phú. Đó là tiền đề tốt cho việc phát triển tư duy toán học. Nhưng các em cũng rất dễ bị phân
Tài liệu đính kèm: Tải về

SÁNG TẠO TRONG VIỆC LỒNG GHÉP HOẠT ĐỘNG TRÒ CHƠI VÀ HỌC TẬP.

       Như các thầy cô đã biết: Học sinh tiểu học có trí thông minh khá nhạy bén, sắc sảo, có óc tưởng tượng phong phú. Đó là tiền đề tốt cho việc phát triển tư duy toán học. Nhưng các em cũng rất dễ bị phân tán, rối trí nếu bị áp đặt, căng thẳng hay quá tải.  Muốn giờ học có hiệu quả thì đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học.

       Đối với môn Toán ở  bậc tiểu học, đặc biệt ở các lớp 1,2,3 nếu mỗi giáo viên chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong sách giáo khoa, trong các sách hướng dẫn và thiết kế bài dạy một cách rập khuôn, máy móc thì sẽ làm cho học sinh học tập một cách thụ động không phát huy được tính tích cực cho học sinh. Điều đó sẽ khiến cho việc học tập của học sinh diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập không cao. Vì vậy người giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập.  

       Trò chơi học tập là một hoạt động mà các em hứng thú nhất. Các trò chơi có nội dung toán học lí thú và bổ ích phù hợp với nhận thức của các em. Thông qua các trò chơi, các em sẽ lĩnh hội những kiến thức bài học một cách dễ dàng; kiến thức sẽ được củng cố, khắc sâu một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập. Khi chúng ta đưa ra được các trò chơi toán học một cách thường xuyên, khoa học thì chắc chắn chất lượng dạy học môn toán sẽ ngày càng được nâng cao.

       Toán học là một môn học được coi là khô khan và khó khăn, thì việc đưa ra trò chơi toán học nhằm để các em học mà chơi, chơi mà học.

    Dạy toán lớp 1+ 2 + 3 giúp học sinh bước đầu có một số kiến thức cơ bản về phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100; phép nhân, phép chia, bảng nhân, bảng chia 2,3,4,5; tên gọi, mối quan hệ giữa các thành phần và kết quả của từng phép tính…Đây chính là những kiến thức nền tảng giúp các em có thể học tiếp chương trình . Vì Vậy để giúp học sinh dễ nhớ, dễ thuộc từng nội dung kiến thức bài học thì giáo viên nên lồng ghép các trò chơi học tập vào từng bài học.

Trò chơi: Truyền điện

Mục đích :
-  Luyện tập và củng cố kỹ năng thuộc các phép tính trong bảng cộng, trừ .
- Luyện phản xạ nhanh ở các em.

Số lượng: Cả lớp cùng tham gia chơi.

Thời gian: 3 – 5 phút.
Cách chơi : 
     Các em ngồi tại chỗ. Giáo viên gọi bắt đầu từ 1 em xung phong. Ví dụ em A xướng to 1 phép tính trừ hoặc cộng bất kì chẳng hạn “ 8 cộng 5 bằng bao nhiêu và chỉ nhanh vào em B bất kỳ để “truyền điện”. Lúc này em B phải trả lời, ví dụ “8 cộng 5 bằng 13” . Nếu đúng thì cả lớp hô là đúng rồi, lúc này em B sẽ nêu một phép tính khác rồi truyền cho em C trả lời. Nếu em B trả lời sai thì cả lớp sẽ hô là sai rồi, khi đó em B sẽ truyền nhanh cho em D trả lời giúp. Cứ như thế GV cho HS chơi tiếp.

Khi kết thúc trò chơi GV tuyên dương một số em chơi tốt.

Trò chơi : Tiếp sức

Mục đích : Giúp học sinh tích cực trong hoạt động lĩnh hội kiến thức hình thành củng cố kĩ năng, được vận động nhanh nhẹn, tạo không khí vui vẻ.

Số lượng : Chia lớp thành 2-3 đội chơi, mỗi đội chơi cử đại diện 3-5 bạn.

Thời gian: 2 - 4 phút.

Cách chơi :

   Giáo viên chuyển hoạt động trình bày kết quả thành luật chơi, học sinh được bàn bạc, trao đổi tìm cách hoàn thanh trò chơi trước khi cử đại diện lên trình bày kết quả bằng hình thức tiếp sức. Nghĩa là bạn thứ nhất điền kết quả đến lượt bạn thứ 2 … Kết quả được tính dựa trên tiêu trí đúng, nhanh, trình bày hợp lí … Khi kết thúc trò chơi GV tuyên dương đội thắng cuộc.